Sức khỏe của bé

Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm và cách khắc phục hiệu quả

Trên thực tế có rất nhiều dấu hiệu báo động sức khoẻ bé đang trong tình trạng không ổn định ví dụ như trẻ hay khóc đêm. Có nhiều người cho rằng trẻ quấy khóc đêm là chuyện rất bình thường và hầu như bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải bởi vì nhiều gia đình cho là ban ngày trẻ chạy nhảy, vui chơi nhiều thì ban đêm thường mệt mỏi khó chịu, từ đó khiến bé thường khóc và quấy phá và không có một giấc ngủ sâu. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Mời bạn xem nhanh nội dung chính bài viết tại đây:

nguyên nhân trẻ khóc đêm

1. Vì sao trẻ quấy khóc đêm?

Trẻ khóc đêm được xem là rất bình thường, đây là một biểu hiện tâm lý tự nhiên ở trẻ nhưng nếu tình trạng ấy kéo dài liên tục hàng ngày thì lại trở thành một câu chuyện khác. Khi thấy trẻ quấy khóc vào buổi tối, tất cả đều có nguyên do chỉ là bạn chưa đọc được những thông điệp từ cơ thể bé mà thôi.

nguyên nhân trẻ khóc đêm và cách hóa giải

1.1 Do những tác nhân gây dị ứng

nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm

Một số tác nhân như: phấn rôm, mùi thuốc lá, mùi sơn, mùi nước hoa… cũng có thể khiến mũi bé khó chịu và ngứa ngáy. Nếu việc này xảy ra vào ban đêm, thì bé thường quấy khóc và giật mình. Vì thế, bố mẹ hãy nên vệ sinh nơi ngủ của bé sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế sự xuất hiện của các yếu tố kể trên để khắc phục tình trạng khóc đêm ở bé.

1.2 Trẻ khóc đêm do hệ tiêu hóa không tốt

cách khắc phục trẻ khóc đêm

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, nếu thấy bé khóc vào ban đêm mà bụng phình to hay xì hơi thì rất có thể là do bé bị đầy bụng, ăn không tiêu. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cho bé sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Một số nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột, …

1.3 Trẻ khóc đêm do tè dầm

trẻ khóc đêm nguyên nhân

Tả có thể bị bẩn khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, khóc chính là cách để bé thông báo với mẹ. Khi đấy, mẹ chỉ cần thay tã cho bé, và nhẹ nhàng vỗ về bé, thì bé sẽ thôi khóc và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, mẹ hãy lưu ý để giữ môi trường xung quanh bé luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.

1.4 Trẻ khóc đêm do căng thẳng thần kinh

cách làm giúp bé không khóc đêm

Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh của trẻ rất nhạy cảm với những thứ xung quanh. Chỉ một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc và trở nên quấy khóc. Nếu trẻ nhỏ hay giật mình và đi kèm quấy khóc, la hét thì rất có thể bé đang bị căng thẳng hoặc có thể bé vừa gặp ác mộng.

1.5 Trẻ khóc đêm do thiếu canxi

Trẻ thiếu canxi với những dấu hiệu: mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… Song song đó, thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Cách khắc phục hiệu quả nhất là cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D cho trẻ, đồng thời cung cấp Canxi cho trẻ thông qua các loại thực phẩm tự nhiên như kẹo dẻo vitamin hoặc thực phẩm bổ sung.

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp hoặc các bệnh lý khác như dị ứng… cũng sẽ gây ra triệu chứng quấy khóc ở trẻ. Ba mẹ nên chú ý theo dõi, nếu tình trạng này kéo dài, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất chữa trị ngay.

2. Khóc đêm và những hậu quả không ngờ tới

bé khóc đêm phải làm sao

Từ những nguyên nhân đã đề cập cho thấy sự nguy hiểm rình rập xung quanh bé nếu bé hay khóc đêm và ngủ không đủ giấc.

  • Khả năng nhận thức của trẻ suy giảm: Khóc đêm thường xuyên dẫn đến tình trạng trí não yếu ớt, khả năng học hỏi và xử lý tình huống trở nên chậm chạp hơn. Ngoài ra, khóc đêm còn tác động rất tiêu cực lên hệ miễn dịch, trẻ dễ ốm và phát sinh ra những vấn đề không mong muốn nếu không có phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách.
  • Tăng nguy cơ đột tử: việc trẻ khóc liên tục rất dễ dẫn đến bị ức chế hô hấp, ngừng thở và nguy cơ đột tử từ đó cũng tăng cao.

3. Biện pháp chấm dứt tình trạng trẻ khóc đêm

trẻ khóc đêm liên tục

  • Đưa bé đồ chơi: Bố mẹ có thể đưa những đồ vật mà thường ngày trẻ yêu thích như một chú gấu bông mềm mại, chiếc gối ôm nhỏ xinh, hay núm vú giả để bé ngậm tạm thời…
  • Vỗ về bé: Khi cảm thấy bất an, bé thường muốn được cha mẹ vuốt ve để lấy lại bình tĩnh. Vuốt ve giúp bé bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn. Khi thấy an toàn, bé sẽ tự bình tĩnh trở lại.
  • Trò chuyện nhẹ nhàng: Khi con khóc, mẹ hãy tìm cách làm bé quên cơn khóc, trấn an hoặc thủ thỉ giúp trẻ trấn tĩnh lại.
  • Cho trẻ bú: Cho trẻ bú thêm một bình sữa hoặc cho bú mẹ thêm. Cũng có thể cho bé uống thêm nước lọc, hoặc thay đổi núm vú bình sữa, giúp quên đi cơn khóc.
  • Thay tã lót khi cần: Mẹ hãy giữ cơ thể bé luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Khi da được thoáng mát sẽ làm trẻ luôn cảm thấy dễ chịu thoải mái và ít quấy khóc.
  • Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược được phép sử dụng trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn như dịch chiết lá tía tô đất, hoa lạc tiên tây và hoa đoạn lá bạc. Tuy nhiên, bố mẹ hãy gặp bác sĩ và các chuyên gia tư vấn để điều chỉnh liều lượng, chất bổ phù hợp với thể trạng của bé.

cách trị trẻ quấy khóc đêm

  • Điều chỉnh nhịp sinh hoạt: Theo bác sĩ, để phòng bé bị rối loạn giấc ngủ, nên tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời tạo không gian phòng ngủ tối dịu, thoáng mát và yên tĩnh. Trước giờ ngủ, không nên để trẻ ở trạng thái kích thích quá mức hoặc ức chế thần kinh.
  • Bổ sung canxi cho trẻ: Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được, đồng thời ức chế giấc ngủ sâu ở bé. Vì thế hãy cho trẻ tắm nắng thường xuyên và mẹ cho bé bú cũng phải ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D.

Tham khảo nhiều biện pháp hơn nữa với các loại thực phẩm hàng ngày khi trẻ ngủ không ngon giấc

Tư vấn chuyên gia khắc phục trẻ quấy khóc đêm hiệu quả

Những hậu quả của việc khóc đêm đã đề cập cũng là một lời cảnh tỉnh kịp thời cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Hãy dành thời gian nhiều hơn ở bên bé để có thể hiểu được bé cần gì, bé đang cảm thấy như thế nào để bắt nhịp kịp thời và có những biện pháp hợp lý giúp đỡ bé. Đừng để bé phải chịu đựng sự khó chịu quá lâu, điều này sẽ không tốt chút nào cho quá trình phát triển của bé. Hãy cố gắng mỗi ngày để con luôn được khoẻ mạnh nhất có thể, các mẹ nhé.



Leave a Reply

PNkids

Để đươc tư vấn miễn phí & nhận
thông tin mới nhất từ PNkid

Đăng ký Facebook